Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khiến khả năng đề kháng của sản phụ trở nên yếu hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu một số bệnh hay gặp và cách phòng ngừa nhé các mẹ.

  1. Các bệnh thường gặp trong thai kỳ

– Mất ngủ: Mất ngủ là bệnh dễ gặp nhất của sản phụ ở trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho sản phụ. Để có được giấc ngủ ngon giấc, các mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, không nên dùng đồ uống hoặc thức ăn có nhiều Vitamin C nếu có mất ngủ.

– Hen phế quản: Những trường hợp hen không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ  và bé.

– Viêm mũi xoang dị ứng: Đây là rối loạn thường gặp nhất của các sản phụ. Để phòng bệnh, cần giữ cho môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng.

– Bệnh cúm: Đây là bệnh khá nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai khi khả năng miễn dịch bị giảm sút. Cúm có thể gây tổn hại tới thai nhi với các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vắc xin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp hữu hiệu. Không được tự ý dùng thuốc khi bị cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể. Dùng nhiều vitamin C như nước cam, nước chanh..  để nâng sức đề kháng  ( dùng buổi sáng )

– Bệnh trĩ và táo bón: Bà bầu thường ăn ít chất xơ, uống ít nước và ít vận động. Bên cạnh việc bổ sung các chất bổ dưỡng và các loại thuốc gây nóng cho cơ thể. Để phòng tránh sản phụ cần ăn thức ăn có nhiều chất xơ, uống nhiều nước, không sử dụng các chất kích thích.Nếu chế độ ăn nhiều xơ vẫn còn táo bón hỏi ý kiến Bs uống thuốc chống táo bón

  1. Những điều thai phụ cần tránh trong mùa nóng

Thời tiết nắng nóng khiến cho cơ thể mệt mỏi, kèm theo đó là sức đề kháng giảm sút khiến cho các mẹ bầu càng thêm nguy cơ mắc bệnh. Một số lưu ý nhỏ sau đây sẽ giúp các mẹ bầu đối phó với tình trạng thời tiết như thế này.

– Tránh ăn ngủ thất thường: Thời kỳ này sản phụ nên nghỉ ngơi theo lịch, tránh ngủ quá nhiều và thất thường. Tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng để giấc ngủ ngon hơn.

– Tránh buồn phiền nôn nóng và nổi cáu: Sản phụ nên giữ tinh thần thanh thản, tránh việc nôn nóng bực bội dễ ảnh hưởng tới thai nhi.

– Không phơi mình dưới ánh nắng gay gắt

– Ăn uống khoa học: Bổ sung thêm các đồ ăn tươi mát, không ăn uống qua loa.

– Giữ gìn vệ sinh cơ thể, sử dụng nguồn nước sạch để làm mát và tránh ngâm mình trong nước.

Tham khảo:

  1. Phòng đau nhức cơ khớp trong thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai và sinh nở, chị em thường gặp những rắc rối liên quan đến cơ xương khớp. Nhiều trường hợp không được chẩn đoán và điều trị đúng đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Những kinh nghiệm sau sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc phòng tránh đau nhức cơ khớp khi mang thai

– Đau vùng  thắt lưng: Những biến đổi về tư thế và trọng lượng cơ thể khi mang thai là nguyên nhân quan trọng gây ra đau lưng. Việc nghỉ ngơi đúng cách và đúng tư thế sẽ giúp giảm tình trạng hơn.

– Viêm bao gân: Thai phụ thường thấy đau mỏi cổ tay, ngón tay và gót chân. Để phòng bệnh cần tránh các động tác xoắn văn quá mức cổ tay và ngón tay, tập những bài tập thể dục gấp duỗi nhẹ nhàng phù hợp,  trường hợp đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau (Paracetamol)  hoặc vật lý trị liệu.

– Cơn tétani do hạ canxi máu: Dấu hiệu của bệnh là hiện tượng dị cảm, nặng nề ở tay, chân và vùng quanh miệng, tiếp theo là tình trạng co cơ đột ngột. Dự phòng và điều trị bằng cách bổ sung canxi và vitamin D do bác sĩ kê đơn. Kết hợp các thức ăn giàu canxi và dành một chút thời gian hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D từ da.

Để giữ gìn sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai, trong khi mang thai các bà mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung các chất theo sự kê đơn của bác sĩ.